Bài viết mình sưu tầm từ "In tờ nét" giúp bạn nào yêu thích trồng cây phong thủy, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mang lại may mắn và hút được các chất độc, có thêm thông tin và hiểu biết hơn về cây "PHẤT DỤ"

5 Cây phất dụ (Phát tài) trồng trong Chậu Thủy Tinh chỉ có Đá + Nước
In tên Màu Đỏ dán lên chậu là Đúng Ngũ Hành

CÂY PHẤT DỤ

  Phất dụ là một trong những giải pháp phong thủy phổ biến nhất, mang lại sức khỏe, hạnh phúc, tình yêu và sự sung túc.

  Cây phất dụ (hay còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) là một trong những giải pháp phong thủy phổ biến nhất dành cho nhà ở hoặc văn phòng. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều kiểu cây phất dụ khác nhau trong hầu hết các cửa hàng cây cảnh, hoa cảnh. Tuy nhiên, cây phất dụ trong các ứng dụng phong thủy thường là giải pháp được quan tâm nhiều nhất.


CHĂM SÓC

  Mặc dù dễ chăm sóc và là một loài cây rất "dễ chịu", phất dụ vẫn cần sự quan tâm chu đáo. Đừng sợ bẩn và hãy chăm sóc nó. Lý do tre phong thủy được tin tưởng là đem đến sự may mắn bởi vì sức sống hòa bình và phát triển mạnh mẽ của nó.

  Bản thân cây tre luôn mang lại nguồn năng lượng rất yên bình và thông thái vào trong ngôi nhà của bạn. Nó dạy cho con người một nguyên tắc cơ bản, đó là làm thế nào để đạt được sự linh hoạt và thư thái từ bên trong. Từ đó, tâm hồn có thể tự do lưu thông và chữa lành mọi phiền muộn, đau thương...

  Nếu có điều kiện trồng cây phất dụ trong vườn, bạn sẽ cảm nhận được âm thanh nhẹ nhàng và gần như trong veo của nó. Điều này cũng đúng đối với chuông gió phong thủy làm bằng tre và năng lượng của sàn nhà tre.


PHONG THỦY  

  Nhìn chung, đây là lý do vì sao giải pháp phong thủy đặc biệt này được đánh giá là may mắn. Một cây phất dụ nhỏ xinh trưng bày trong nhà sẽ phát huy tác dụng tối đa khi nó được kết hợp/đại diện cho cả 5 yếu tố phong thủy. Cụ thể:

  1. Hành Mộc (Gỗ) - Chỉ riêng cây phất dụ
  2. Hành Thổ (Đất) - Cây phất dụ trồng trong đá
  3. Hành Thủy (Nước) - Cây phất dụ trồng trong nước
  4. Hành Hỏa (Lửa) - Tất cả những chậu cây đều được thắt một chiếc nơ màu đỏ
  5. Hành Kim (Kim loại) - Chậu thủy tinh thuộc về hành Kim theo phong thủy. Nếu trồng cây phất dụ các loại chậu khác chậu thủy tinh như chậu đất nung, chậu gốm... thì phải có thêm 1 đồng tiền xu hoặc tượng kim loại đi kèm.


  Số lượng thân cây mang một ý nghĩa riêng. Thông thường, bạn sẽ chọn ra một con số cụ thể, tùy thuộc vào mong muốn của bản thân.

  • Số 2 tượng trưng cho tình yêu và hôn nhân
  • Số 3 tượng trưng cho hạnh phúc
  • Số 5 tượng trưng cho sức khỏe
  • Số 8 tượng trưng cho tài lộc và sự thịnh vượng
  • Số 9 tượng trưng cho cơ hội lớn.

  Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy. Bạn nên trồng/đặt phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà - khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.

Nguồn Eva